Trong
những năm dài tù tội trong các nhà tù Cộng Sản, hầu như mỗi chúng ta đều
được tai nghe, mắt thấy những hành động trả thù dă man của bọn cai tù
Cộng Sản. Miệng th́ chúng nói toàn lời nhân đạo, nhưng trên thực tế,
chúng không từ bỏ một cơ hội nhỏ nào để trút nỗi căm hờn thú tính trên
mạng sống và máu của anh em chúng ta. Từ Trảng-Lớn, Anh Ngô Nghĩa, lượm
được một bộ đồ bộ đội, bèn giả dạng để ra khỏi cổng tù. Chỉ thế thôi,
chúng bắt anh lại và cột anh vào trụ bắn trước sự chứng kiến của hằng
trăm anh em chúng ta để răn đe. Anh Lư công Pẩu trong những ngày quẩn
trí, sắp điên loạn, đang đêm thơ thẩn ra khỏi trại bằng đường chính, cả
một ban chỉ huy tiểu đoàn cùng một bầy vệ binh đă xă súng vào anh. Cũng
ở Trảng Lớn, một anh không nhớ tên sau khi bị bắn chết c̣n thêm phụ h́nh
“ Chôn trần Kéo Xác”, nghe mà rợn người, tưởng đâu chuyện của thời trung
cổ. Ở trại An Dưởng, anh Trụ ( không nhớ rỏ họ) v́ nói chuyện với bạn tù
đă chê bai chế độ Cộng Sản, chúng đă đưa anh ra ṭa án binh. Xe chở anh
ra ṭa đi trước, xe chở quan tài đi sau, phiên ṭa diển ra trong ṿng 15
phút, đủ để tên chánh án đọc một bài diển văn xuẫn ngốc, 30 phút sau anh
tựa lưng vào trụ bắn. Nhiều nữa, nhiều nữa, gần như trại nào cũng có,
biết kể sao cho hết.
Từ những việc rất nhỏ
đă lấy đi mạng sống của nhiều anh em chúng ta, nhưng cuộc nỗi dậy Noel
1978 lại kết thúc một cách trái ngược. Không người nào đă bị hy sinh oan
uổng là một câu hỏi vẫn vấn vương trong ḷng tôi trong suốt 30 năm qua.
Biến động Noel
1978 tại trại Suối-Máu nh́n lại sau 30 năm vẫn thấy là một trong những
biến động có tầm vóc nhất trong các trại tù Cộng-Sản tại Việt-Nam sau
năm 1975, cả về mặt không-gian, thời gian và lực lượng tham gia.
Biến động đă xảy
ra không phải trong một phạm vi nhỏ hep của một đội, một K ( trên 20 đội),
mà đă lan rộng đến toàn trại, gồm 5 K và diễn ra liên tục trên hai tháng
từ tháng 10 năm 1978 đến sau tết âm lịch 1979. Lực lượng tham gia và
hưởng ứng bao gồm gần như hầu hết các anh em tù nhân trong trại, tích
cực đi đầu hoặc ủng hộ tinh thần, tham gia các hoạt động có tính cách
quần chúng. Với tầm vóc một như vậy nhưng đă không có anh em nào bị giết
cũng là một điều lạ, sau nầy kể lại cho các anh em ở các trại khác, phần
nhiều khó tin, tưởng là dân Suối-Máu “nổ” hoặc cường điệu quá đáng.
Không phải chỉ riêng cuộc biến động mà c̣n có những việc cá nhân như
trường hợp anh Hồ công Minh ở K5 giả điên cứ hằng ngày chửi bới
Cộng-Sản, hát ngêu-ngao “ Việt- Nam Hồ công Minh- muôn năm –muôn năm” .
Hay như anh Hải ở K4 đánh lại cả bầy Công-an cả 30 phút với một cây gổ
mà vẫn không bị bắn quả là chuyện lạ trong tù. Tôi là một người ở lại
Suối- Máu sau biến động, sau đó lên Tống-lê Chân và về năm 1981. Được
dịp quan sát phản ứng của Cộng-Sản và biện pháp đối phó của bọn chúng từ
đầu đến cuối, sau 30 năm nh́n lại, cố t́m một câu giải đáp hợp lư. Dây
chỉ là những suy nghĩ có tính cách chủ quan của tôi, có thể đúng nhưng
cũng có thể không đúng hoặc phiến diện, nhưng chí ít tôi cũng có được
một câu trả lời cho riêng tôi, muốn chia xẽ cùng các bạn. Nhất là các
bạn tù Suối-Máu, đă một lần đứng lên hiên ngang Làm Người.
Một nhát gươm bay muôn thưở đẹp,
Dầu sai hay trúng
cũng là dư (VHC)
Trở lại vấn đề, sau
nhiều năm suy nghỉ, tôi thấy có những nguyên nhân sau đây đă làm dịu đi
t́nh h́nh đáng lư ra vô cùng căng-thẳng.
1/ Sự Coi Thường Tŕnh Độ Chuyên-Môn Của Bộ
Đội: Bọn công-an vẫn coi thường tŕnh độ chuyên môn cai tù của bộ dội,
chúng nghỉ rằng bộ đội không biết ǵ về nghề cai tù, Giao tù cho bộ đội
là sai lầm, khi về nhận bàn giao trại Suối-Mau từ tay bộ đội, công an đă
có sẳn một tư tưởng là nhận một trại tù với rất nhiều hổn loạn mà chúng
nó phải tốn nhiều công ổn định. Điều này thể hiện trong nhiều lần lên
lớp hoặc sinh hoạt trong trại. Mở miệng ra là công-an chê bộ đội. Tất
cả điều ǵ chúng cho là xấu trong trại chúng đều đổ lổi cho thời gian bộ
đội quản lư cả, tương tự như sau 1975 cái ǵ ở miền nam cũng là hậu quả
của Mỹ- Ngụy vậy.. Với tư tưởng như vậy, vừa nhận bàn giao xong th́ xảy
ra vụ biến động, tất nhiên, với Công an, đây là hậu quả của bộ đội chứ
đâu phải lỗi cuả bọn chúng. Nếu chúng có thể dàn xếp việc này nhẹ nhàng
th́ là một “công” chứ đâu phải là một “tội” đối với cấp trên của chúng.
Nghĩ v́ vậy, sau nầy chúng nó không dùng các biện pháp quá mạnh để đàn
áp,như lập ṭa án, đưa năm bảy anh em ra tử h́nh làm gương như chúng vẫn
thường làm.
2/ Không Đủ Sức Đàn Áp Mạnh. Cao điểm cuả
biến động là đêm Noel 1978, khi mà toàn trại kéo lên hội trường biểu
t́nh ngồi,hát nhạc Noel, bài Việt Nam Việt-Nam, gỏ chuông gỏ kẻn v.v.
Chúng ta có nhiều ngàn người, trong khi đó công an nhiều lắm vài trăm.
Lại là đêm Noel, cách trại không xa là Hố-Nai, khu vực 90% là đồng bào
công giáo đang đến nhà thờ để cử hành thánh lể. Lực lượng công an toàn
huyện Thống Nhất và cả tỉnh Đồng-Nai đều phải trải rộng ra khắp các nhà
thờ Công giáo, đề pḥng dân chúng nỗi dậy. Mới chiếm miền Nam 3 năm,
chúng rất lo đồng bào nổi dậy, nhất là đồng bào công giáo. Mặc dầu công
an ở trại có gọi điện cầu cứu nhưng không thể nào công an Thống Nhất hay
Đồng Nai có thể tăng viện được. Đứng trước t́nh h́nh như vậy, chúng buộc
ḷng phải vây chặc trại, tăng cường vủ khí cộng đồng quanh trại, nhượng
bộ bằng cách thả các anh em K1 trở về trại tiếp tục thánh lể Giáng Sinh.
Nếu ngu xuẩn, đàn áp mạnh bằng súng đạn, rủi ro cả mấy ngàn người phá
trại tràn ra ngoài ḥa vào dân chúng Hố Nai đang dự lể th́ thật là đại
họa cho chúng, dẩu có giết chết hằng trăm tù nhân cũng chẵng bù vào được.
Nếu t́nh huống nầy xảy ra, lổi không phải là do “hậu quả của bộ đội” nữa,
mà chúng phải gánh chịu 100%. Do vậy, dầu t́nh h́nh vô cùng căng thẳng
trong đêm Noel nhưng đă không đổ máu.. Thật là may mắn cho chúng ta và
cả cho chúng nó.
3/ Quan Niệm Cai Tù Của Đào Lưởng. Đào
Lưởng là một Thượng tá công an lâu năm trong ngành quản lư trại giam. Là
Giám thị trưởng của Chí Ḥa kiêm Giám thị trưởng trại Suối-Máu. Do vậy,
trại Suối-Máu và Chí Ḥa tuy hai mà một. Nh́n vào tác phong và lối ăn
nói của Đào Lưởng có thể nghỉ rằng đây là một tay có ăn học chứ không
phải i tờ rít như đa số bọn chúng lúc bấy giờ.
Trong một lần nói chuyện tại hội
trường K5 Suối Máu, Đào Lưởng đă nói đại khái như sau: “ Chúng tôi biết
vấn đề cải tạo các anh là một vấn đề không thể nào làm được, không lẽ
chúng tôi giết hết các anh, cũng không được, cho nên trước sau các anh
cũng về thôi, Tuy nhiên t́nh h́nh bây giờ biên giới phía Bắc và phía Nam
đều có vấn đề, nếu thả các anh ra, chúng tôi không thể nào yên tâm được.
Vậy các anh cứ ở lại trong trại, khi nào yên ổn th́ chúng tôi thả các
anh về. Chúng tôi biết các anh vẫn chống đối chúng tôi nhưng tôi khuyên
các anh tuyệt đối đừng trốn trại, ở yên trong trại các anh làm ǵ cũng
được, nếu các anh ra khỏi hàng rào chúng tôi sẽ bắn.” Như vậy là đă quá
rơ ràng, quan niệm của Đào Lưởng là qua niệm của một tên cai tù chuyên
nhiệp, Bổn phận của tên cai tù này là giử bao nhiêu người trong một thời
gian bao lâu th́ phải giử đủ, không mất một người, Hắn ư thức rất rỏ và
nói thẳng với chúng ta là hai chử “Cải Tạo” hoàn toàn “Phịa” cho vui.
Giết không được th́ nhốt, nhốt đến hồi nào cảm thấy không c̣n nguy hiểm
nữa th́ thả. Chỉ có vậy. Một quan niệm đơn giản, thực dụng vô cùng. Lời
nói của Đào Lưởng đă được chứng minh sau đó bằng cái chết của anh Nguyễn
Khoa Bông ở K5, và sau nầy khi lên Tống Lê Chân một anh tôi không nhớ
tên đă bị đánh đến chết sau khi trốn trại bị bắt lại, Anh Nguyễn khoa
Bông , theo một vài anh em nhận xét vết đạn và tư thế khi bị bắn chết,
th́ anh bị bắn sau khi đă bị bắt chứ không phải khi đang chạy trốn.
Dựa vào quan niệm cai tù chuyên
nghiệp của Đào Lưởng và t́nh h́nh thực tế trong trại lúc bấy giờ, Đào
Lưởng đă không dại ǵ làm cho t́nh h́nh trầm trọng thêm trong khi không
có một ai trốn khỏi trại. Như vậy yêu cầu quản lư trại giam của Đào
Lưởng đă đạt. C̣n chuyện chống đối là chuyện mà Đào Lưởng đă biết và
chấp nhận. Nếu cần phải có những biện pháp pḥng ngừa những trường hợp
xấu hơn có thể xảy ra, Đào Lưởng chỉ cần tái phân phối, làm vô hiệu tổ
chức nếu có trong trại là đủ. Và đó chính là biện pháp mà Đào Lưởng đă
thực hiện sau cuộc biến động. Chúng đưa một số về Chí Ḥa, sau đó ra
Xuân Phước, một số lớn ra Xuyên Mộc mà sau nầy chúng ta hay gọi là nhóm
520 v́ gồm 520 người từ Suối-Máu chuyển ra.
4/ Bệnh Thi Đua Thành Tích Của Cộng Sản:
Không ai lạ ǵ phong trào thi đua giửa cá nhân và cá nhân, đơn vị và đơn
vị trong chế độ Cộng Sản. V́ phong trào thi đua nầy mà các đơn vị Cộng
Sản cố gắng dấu nhẹm những thất bại của đơn vị , chẵng đặng đừng chúng
nó mới chụi phanh phui những thất bại. Nếu có thể được chúng cố gắng
giải quyết trong ṿng nội bộ, không để cấp trên biết được. Về phong trào
nỗi dậy ở Suối Máu cũng vậy, Đào Lưởng có lẽ đă trút tất cả tội lỗi lên
đầu bọn bộ đội thiếu tŕnh độ chuyên môn nghiệp vụ, sau đó cố gắng giải
quyết vấn đề trong nội bộ trại. Chúng đưa một số về Chí Ḥa để điều tra
thêm (Chí Ḥa và Suối Máu lúc ấy là một). C̣n lại, chúng “biên chế đi
Xuyên Mộc và Tống Lê Chân thật ra cũng không khác Suối Máu là bao, chỉ
là xa Sài G̣n hơn thôi. Vấn đề đến đó, Đào Lưởng đă coi như giải quyết
xong , không gây một hậu quả ǵ nghiêm trọng lại được tiếng là đă giải
quyết xong “ tàn dư bộ đội”, một thành tích đáng được tuyên dương.
5/ Anh Em Trong Trại Đă Không Quá Xốc Nỗi
Trong Đêm Noel. Một điều may mắn là trong dêm Noel anh em chúng ta đă
không có ai quá vọng động, xóc nỗi bằng cách nhân cơ hội hổn lọan để
tràn ra khỏi trại, mặc dầu ư định trốn trại vẫn nung nấu trong nhiều anh
em, Sau khi được thong báo chúng nó nhượng bộ và chịu thả các anh ở K1
về trại th́ tất cả chúng ta về ngủ yên thắm và trật tự, Nếu đêm đó có
một vài người tràn ra khỏi hang rạ th́ chắc chắn máu sẽ đổ và không
biết bao nhiêu người đă phải hy sinh..
Trên đây là tất cả những suy nghỉ của
tôi để cố t́m ra một câu trả lời hợp lư, Ngoài những điều trên, tôi
không biết c̣n điều ǵ nữa không đă cứu chúng ta tai qua nạn khỏi. Vẫn
biết sự suy nghĩ của ḿnh v́ không có đủ bằng chứng nên chưa chắc đă
đúng. Nhưng dẫu sao như trên đă nói, chỉ là muốn t́m một câu trả lời cho
một thắc mắc cứ vương vấn trong ḷng, chỉ tại tánh người hay suy nghĩ
viễn vông. Biết đâu trong anh em bạn tù thuở ấy có người biết được điều
ǵ khác hơn hay nghĩ được điều ǵ hay hơn xin vui ḷng trao đổi th́ hân
hạnh biết bao. Ba mươi năm mà như mới ngày nào, Tất cả chúng ta tóc đà
điểm bạc, nhớ chuyện xưa thấy từng khuôn mặt thân thương. Rất mong kỳ
hội ngộ năm nay gặp lai nhau , nói chuyện xưa vung vít cho thỏa tấm ḷng.
Seattle Cuối Thu 2008
Khúc thừa Nhân (K5)