Nhửng diễn tiến đưa đến đêm Phá Xiềng 24-12-1978 tại trại Suối Máu.
Vào khoảng tháng 10 năm 1978 th́ bộ đội Cộng Sản hoàn tất việc bàn giao
trại giam Suối Máu qua công an. Bọn công an vẫn coi thường tŕnh độ
nghiệp vụ quản lư trại giam của bộ đội nên muốn thay đổi toàn bộ hệ
thống quản lư trại. Một trong những việc bọn chúng làm đầu tiên là thả
ngay ba anh em bị nhốt biệt giam ra. Cả ba người nầy đều ở K5 và một
người chúng tôi c̣n nhớ tên là anh Ngô Quốc Việt hiện đang ở Bắc Cali.
Sau khi được thả, ba anh em này về trại có đưa ra một ít thông tin về hệ
thống ăng-ten trong trại mà họ đă ghi nhớ đuợc khi nh́n qua khe hở của
cô-nét. Tiếp theo, Trần văn Sơn (Sơn Mini) ở nhà 2 đội 20/K5, lấy được
một báo cáo của ăng-ten từ trong hộp thơ “góp ư” (lúc ấy không được khóa)
đặt tại hông nhà 2 vói nhà bếp K5. Điều quan trọng là bọn công an sau
khi nhận bàn giao xong th́ gọi thẳng an em tù là “phạm nhân,” “bọn phạm”
chứ không c̣n dùng mỹ từ bịp bợm “cải tạo viên” như bọn bộ đội - việc
này phù hợp với thời gian chính sách cải tạo 3 năm vừa mới hết, mà chẳng
thấy có một cái ǵ gọi là sáng sủa; gây nên tâm lư của anh em ḿnh là từ
nay sẽ “mút chỉ cà tha”, tạo ra t́nh trạng phẩn uất cao độ. V́ mớ bàn
giao xong nên vấn đề quản lư của công an có phần lỏng lẻo, bọn chúng
đóng cổng trại và ít ra vào - hầu như không ra vào - kiểm soát thường
xuyên như bộ đội, trong t́nh trạng phẩn uất cao độ đó, phong trào diệt
ăng-ten bùng nổ.
Phong trào tự phát ngay từ chiều hôm đó, buổi chiều ngày 3
người anh em được thả về từ biệt giam. Và Sơn Mini phát giác thơ báo cáo,
thế là mọi người chung quanh hỏi: “Thằng x là thằng nào đâu?”. Từ đó,
bọn ăng-ten bị đánh dài dài từ đội 17 xuống tận đội 20 của K5. Đánh
giửa ban ngày – các anh em phe ta từ bên trại K4 đứng dọc theo hàng rào
phân chia trại nh́n K5 diệt ăng-ten mà reo ḥ cổ vơ. Phong trào lùng và
đánh ăng-ten tiếp diễn đến tối và liên tục mấy ngày sau đó.
V́ là tự phát nên phong trào mang tính quần chúng và có rất
nhiều người tham gia. Dĩ nhiên, đầu tiên nó không có trật tự, lớp lang
chi cả! Anh em cứ đánh cho sướng tay, cho hả giận, cho vơi đi những ức
chế dồn nén hơn 3 năm dài trong tù. Đánh là phải lắm! Ai đời cũng là
tù, cũng khốn khổ như nhau sao nở ḷng vỗ vai bạn tù mà hỏi rằng: “Sao
đấy? Chú giận anh hay là giận cách mạng đấy?” Ai đời củng đói meo rách
mướp như nhau, nở ḷng nào bới tung lớp rơm ngụy trang ổ gà thăm nuôi để
mà tịch thu dúm gạo của bạn ḿnh? Ôi! C̣n biết bao nhiêu “những điều
trong thấy mà đau đớn ḷng” trong hơn 3 năm không một lúc nào được yên
ổn, bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào cũng bị truy bức đến muốn sống củng chă
xong, muốn chết củng chă được! Ai củng biết “nhất nhật tại tù, thiên
thu tại ngoại”. Ai củng muốn về sum hợp với gia đ́nh, với cha mẹ, với
vợ con. Thế nhưng v́ lợi ích riêng tư của ḿnh, cúi đầu làm tay sai cho
bọn cai tù, bán rẻ anh em đồng bạn là chuyện không thể chấp nhận được,
nhất là “tù cải tạo” lại là thành phần ưu tú được đào tạo của miền Nam
Việt Nam – thành phần đă từng tự hào với 6 chữ “Tổ Quốc – Danh Dự -
Trách Nhiệm” mà họ đă mang trên đầu. Thế nên đánh là phải! Nhưng t́nh
trạng tự phát này, thoạt đầu có tính cách hổn loạn và nếu kéo dài sẽ có
nguy cơ gây oan uổng cho một số anh em là nạn nhân của thù oán cá nhân.
Do đó cần phải tổ chức ngay nhằm mục đích hướng phong trào có kỷ luật,
mục tiêu là phục hồi Danh Dự của toàn thể anh em, bảo vệ an ninh cho mọi
người và sự an toàn của số anh em đă lộ diện trong mấy ngày vừa qua -
đồng thời liên hệ với các trại bạn để thống nhất hành đọng.
Sau khi thống nhất các toán, chúng tôi thành lập “Ủy Ban Bảo
Vệ Danh Dự Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa”. Đễ tiện việc hoạt động,
Ủy Ban chia làm hai ban:
Ban Thường Vụ:
-
Đỗ Văn Tŕnh
-
Phạm Ngọc Đông
Ban Hành Động:
-
Trần Mạnh Tôn
-
Nguyển Văn Rạng
-
Châu Đông Pha
-
Nguyển Văn Thuận
-
Tạ Trung Hải
-
Đỗ Trọng Thư
-
Nguyển Hưng Long
-
Ngô Hưng Trung
-
Hồ Viết Cảnh
-
Quang “Cùi” (xin lỗi không nhớ rỏ tên bạn)
Ban Thường Vụ phác thảo các kế hoạch, lập chương tŕnh sinh hoạt và tổ
chức các đêm đọc thong cáo để nâng cao tinh thần của anh em. Thường th́
về khuya, các anh em trong Ban Hành Động lo an ninh và canh gác bọn công
an để các toán đọc thông cáo đến từng nhà trong trại phổ biến - nhắc nhở
và đề cao danh dự của sĩ quan QL/VNCH; đề nghị và yêu cầu anh em thực
hiện những qui định về việc tiếp xúc với công an – ví dụ không chịu dở
nón khi gặp công an, không đứng ngiêm vân vân … Yêu cầu phải tuyệt đối
chấm dứt mọi sự liên lạc, báo cáo cá nhân với công an và đề ra nhiều
biện pháp trừng trị thích đáng, nhờ đó mà nạn ăng-ten coi như chấm dứt.
Rút kinh ngiệm cửa K5, trại K1 cũng diệt ăng-ten nhưng có tổ
chức ngay từ đầu – đánh vào ban đêm, tắt hết đèn rồi mới đánh, v.v… nên
thành phần diệt ăng-ten không bị lộ diện giống ở K5.
Trại K4 cũng làm rầm rộ giống như ở K5 – Riêng K2 và K3 th́
không nắm rơ.
Mấy ngày sau khi phong trào nở rộ khắp 5K th́ các hàng rào
kẻm gai phân chia các K đă bị “đạp.” Anh em các K đạp rào qua lại thăm
viếng nhau thoải mái. Ban ngày công an vào trại để lấy người công tác
th́ các anh em Ban Hành Động đă báo động cho mọi người – khi các toán
công tác ra khỏi trại, anh em lại vui chơi. Ban đêm hoàn toàn ta làm
chủ; tha hồ ca hát nhạc chính huấn. Mọi người đều ưá nước mắt khi nghe
“Người ở lại Charlie”, hay “Anh không chết đâu anh” v.v… Rất nhiều bài
tù ca, nhạc đấu tranh được sáng tác, hâm nóng tinh thần anh em rất nhiều.
Hơn 3 tuần sau, các nhóm đầu tàu các trại quyết định gặp
nhau tại K1. Trong buổi họp liên K lần đầu gồm có:
K1: Trần Đ́nh Ngọc, Nguyễn Ngọc Tiên
K2: Trương Mạnh Hùng
K3: Phạm Khắc Hiện
K4: Đặng Thế Tiến, Giang Văn Hai
K5: Đỗ Văn Tŕnh, Phạm Ngọc Đông
Mỗi K lần lượt tường tŕnh diễn tiến hiện tại của phong trào tại K ḿnh
và đề nghị phương thức tổ chức và giải quyết v.v… K5 đề nghị tùy theo
t́nh h́nh của trại để tổ chức v́ K5 ngay từ đầu đă bị lộ diện toàn bộ,
đồng thời đề nghị tổ chức các tổ xung kích để pḥng khi hữu sự v.v… Cuộc
họp đi đến quyết định sử dụng thống nhất từ Ban Hành Động, liên hệ
thường xuyên, chặt chẽ với nhau đễ dễ hoạt động. K3 lănh nhiệm vụ chỉ
huy tổng quát liên trại và sẽ gặp nhau để phân việc cụ thể vào cuộc họp
tới.
Riêng ở K5, bọn công an lại chọn K5 làm thí điểm để lập cái
gọi là Ban Đại Diện, thực chất là ban trật tự, nhằm mục đích dung tù để
cai quản tù. Trước t́nh h́nh này, Ban Thường Vụ K5 quyết định phải đưa
“người của ḿnh” vào Ban Đại Diện trại. Chúng tôi gặp các anh Bùi Văn
Tuy, Khúc Thừa Nhân, Nguyễn Thế Hùng và một vài người nữa mà chúng tôi
đă quên tên, yêu cầu các bạn ấy tham gia vào Ban Đại Diện nhưng mọi
người đều từ chối. Hỏi các vị trong Ban Hành Động cũng chả có vị nào
chịu làm trật tự! Cuối cùng Khúc Thừa Nhân đề cử Dương Ngọc Anh, Bùi
Văn Tuy giới thiệu Trịnh Tùng, Nguyễn Thế Hùng đưa Lê Hoàng Ân và Phan
Thành Lương giới thiệu Nguyễn Văn Ninh. Chúng tôi đi gặp các anh em ấy
tŕnh bày sự quan ngại và liên hệ với các sự việc đang diễn tiến trong
trại, yêu cầu các anh v́ quyền lợi chung của anh em bè bạn mà gánh vác
cái trách nhiệm “trật tự” với công an. Các anh đồng ư giúp đỡ và cuối
cùng Ban Đại Diện trại làm việc với công an gồm:
-
Trinh Tùng (trưởng ban)
-
Dương Ngọc Anh
-
Lê hoàng Ân
-
Nguyễn Văn Ninh
-
Đỗ Văn Tŕnh
Như vậy, mặt nổi là Ban Đại Diện và mặt ch́m nắm tổ chức, điều hành vẫn
là Ban Thường Vụ và Ban Hành Động. Ban Đại Diện trại có nhiệm vụ tập
họp lại anh em đễ công an điểm danh, liên hệ sắp xếp người nhận công tác
như lănh thực phẩm v.v… Vừa làm trật tự, vừa lo tổ chức hoàn chỉnh phong
trào, quả có hơi mệt! Chúng tôi tổ chức được đến cấp “Tổ Xung Kích Cấp
Nhà” quảng 2 nhà, chủ yếu các anh em trẻ, khoẻ. Đa số các anh em trong
tổ xung kích xưa ở các đơn vị tác chiến, nhảy dù, thủy quân lục chiến,
biệt động quân v.v… Anh em rất nhiệt t́nh, dấn thân. Thời gian này,
chúng tôi xúc tiến làm đặc san Phá Xiềng.
Bài vở gồm:
-
Quan điểm: Bùi Văn Tuy
-
Nhận định: “Một bước lùi và 2 bước tiến của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương”
luật sư Chương
-
Thơ: Đỗ Văn Tŕnh
-
Nhạc: Bùi Thọ Liên
-
Tính chất vô nhân đạo của các nhà tù cộng săn: Khúc Thừa Nhân
-
Bài của Nguyễn Thế Hùng
-
Bài của Phạm Ngọc Đông
-
Bài của Lê Hoàng Ân
-
Bài của Nguyễn Văn Ninh
-
Và một số bài nửa không thể nhớ hết!
Tranh b́a là h́nh hai nắm tay nắm lại vung cao bứt phá đoạn xiềng bằng
ḷi tói sắt do họa sĩ Phi Long vẽ. Anh Phi Long tánh t́nh hiền ḥa,
điềm đạm và rất kỹ lưỡng. Thoạt đầu, anh không muốn vẽ nhưng trong t́nh
thần nô nức đấu tranh của anh em – anh nói anh góp một tay với phong
trào. Và tác phẩm của anh thật tuyệt vời! Đặc san Phá Xiềng đă bốc lên
một ngọn lửa hừng hực đấu tranh, biểu lộ tất cả ư niệm Tự Do – Nhân Bản
ngay từ trên b́a. Tŕnh bày bên trong chủ yếu do Nguyễn Doản Ngọc với
sự hợp tác giúp đở của Nguyễn Văn Tiên và vài người bạn nửa. Chúng tôi
làm việc miệt mài, liên tục tại nhà 3 đội 20. Nguyễn doăn Ngọc th́ viết,
vẽ, trang trí v.v…Chúng tôi chọn bài, sửa bài. Có lần không hiểu mấy anh
trong Ban Hành Động giữ an ninh như thế nào mà một tên CA vào đứng ngay
bên trong cửa hông của nhà 3/20 nh́n tôi và Ngọc! Khi ấy, Ngọc đang hí
hoáy nào mực, nào viết…Bài vở th́ ngổn ngang chung quanh chỗ ngồi. Chúng
tôi ngồi chết điếng, không bài nào che dấu, hay tẩu tán được! Tên CA chỉ
cần hỏi “mấy anh làm ǵ đấy?” là xong! May mắn làm sao, hắn chỉ nh́n qua
nh́n lại rồi bỏ đi. Chúng tôi thở phào bảo nhau: “Mừng hết lớn!” Dĩ
nhiên là mấy anh Hành động bị phàn nàn một trận đă đời.
Trong ṿng một tuần lễ Phá Xiềng ra mắt anh em. Ai cũng trầm trồ, thích
thú và khen ngợi! Từng đêm, mỗi một nhà được nghe đọc Phá Xiềng. Nghe
tập thể v́ không thể nào chuyền tay đọc từng người. Nên nhớ, lúc bấy
giờ trại K5 đă có trên dưới 1000 tù. Có vài lần được nghe Viễn Ngô thổi
sáo và Vơ Hàng ngâm thơ trong đặc san. Thật là lư thú!
Đặc san Phá Xiềng là một công tŕnh rất có ư nghĩa, tiếc là chỉ đọc được
khoảng 10 nhà, sau đó phải chôn đi sau đêm Noel 1978. Sau này ở trại
Xuân Phước A20, một trại kiên gian của cộng sản ở miền Nam Việt Nam, anh
em A20 cũng có làm tờ báo chui - tờ Hợp Đoàn do Vũ Ánh, Nguyễn Chí Thiệp
v.v… chủ trương nhưng không được như Phá Xiềng.
Sau gần 2 tháng, từ ngày phong trào bộc phát, các sinh hoạt
trong trại hầu như là tự quăn. Các thành quả đạt được:
Không chịu lao động khổ sai
Không dở nón đứng nghiêm trước công an
Sinh hoạt tự do trong trại vào ban đêm: hát nhạc chính huấn, tù ca, nhạc
đấu tranh do anh em sáng tác, nhạc tiền chiến v.v…
Nạn ăng-ten kễ như chấm dứt, nhiều anh em có lổi đă biết sửa đổi.
Đi lại, thăm viếng nhau tự do giửa các K trong trại
Đặc biệt, chúng tôi đă tỗ chức các buổi hợp mặt quân chủng, binh chủng,
sư đoàn, tiểu khu, các Khóa của tất cả các quân trường Vỏ Bị, Thủ Đức,
Đồng Đế, v.v… Trường hợp các đơn vị ở K5 có ít người quá th́ cuộc hợp
mặt phát triển đến liên K. Các cuộc họp mặt này đưa đến nhiều kết quả
rất đáng khích lệ: các anh em hàn huyên, nhác nhở về đơn vị của ḿnh –
khuyên bảo các người lở lầm và răn đe mọi phát sinh không tốt trong
tương lai. Chưa bao giờ thấy t́nh thân đơn vị biểu hiện tốt đẹp như vậy.
Trong tinh thần đó, anh em tù đón nhận đêm Giáng Sinh 1978 – đêm Giáng
Sinh đầu tiên sau 3 năm tù có cử hành thánh lễ Giáng Sinh cho anh em
Công Giáo trong toàn trại K5 do anh Viên chủ lễ. Với nhửng anh em không
có đạo, mọi người cũng vui mừng chuẩn bị ăn mừng Giáng Sinh, đó là một
thói quen gần như tập tục của người dân miền Nam trước 30 tháng 4 năm
1975.
Trong lúc tất cả anh em các trại hân hoan như vậy th́ bên K1 có chuyện!
Các anh em K1 đang tổ chức thánh lễ Giáng Sinh th́ bọn công an ập vào
bắc đi mất 3 người tron ban chủ lễ gồm anh Thông, anh Bé và một người
nửa. Các K nhanh chóng liên lạc, bàn bạc và quyết định tranh đấu ôn ḥa
đễ đ̣i công an thả 3 người bị chúng bắt. Tất cả 5K đều biểu t́nh.
Tại K5, các anh em trong ban đại diện, ban hành động K5 yêu cầu, vận
động mọi người lên hội trường. Tất cả hăng hái tham dự biểu t́nh, chỉ
một số rất ít th́ … trùm mền! Số người này bị anh Phù Tấn Liệt kéo từng
người một bắc đi theo anh em. Như vậy toàn bộ K5 không có ai là không
lên hội trường đễ biểu t́nh trong đêm 24 tháng 12, 1978.
Chúng tôi yêu cầu các anh em trong các tổ xung kích giữ trật tự trong
lúc anh em vào hội trường, những anh em trẻ, khoẻ th́ ngồi hàng ngoài
cửa đối diện với bọn công an đễ làm rào cản. Những and em trong Ban
Hành Động chịu trách nhiệm an ninh, chuẩn bị đối phó trong t́nh trạng
xấu nhất nếu có. Anh Lê Hữu Dư - hiện là Chi hội trưởng Nhảy Dù Bắc
Cali - lập tức đi đánh một hồi kẻng dài. Tiến kẻng thật lợi hại, giúp
chúng tôi và toàn thể anh em lên tinh thần, ung dung, thoải mái bước vào
hội trường. Bọn công an trại K5 báo động, vác súng chạy rầm rập ngoài
hàng rào kẻm gai trước hội trường. Chúng săn sàng tác chiến tại các hố
chiến đấu đă được đào sẳn trước khi bọn bộ đội bàn giao trại. Anh Trịnh
Tùng phát biểu với tư cách Trưởng Ban Đại Diện kêu gọi anh em trật tự và
chúng ta tranh đấu ôn ḥa, đ̣i hỏi trại phải thả người (Sau này tụi công
an đă điều tra dài dài về ai là người đă nói dọng Quăng B́nh “tranh đấu”
này trong đêm 24-12-78) và rồi một anh nào không rơ bắt nhịp “Đêm đông
lạnh lẽo Chúa sinh ra đời …” Thế là toàn thể anh em cứ hát liên tục bài
này không dức.
Bọn công an la hoảng: Bọn phạm nó đi đạo hết rồi! Tên chỉ huy trại lập
tức ra nghiêm lệnh: Các đồng chí tuyệt đối không được nổ súng. Như vậy,
bên ngoài hàng rào kẻm gai là bọn công an vũ trang tận răng vây kín, bên
trong hội trường là đám tù chúng tôi không một tấc sắc trong tay vẫn
tuyệt đối b́nh tỉnh nắm chặc tay nhau nhịp nhàng hát bài “Hang Bê Lêm”.
Anh em chúng tôi nói với nhau chỉ cần súng nổ, máu chảy là loạn và chả
biết sẽ ra sao!
Sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ th́ bọn công an nhượng bộ, thả hết 3
anh em bên K1 về trại. Yêu cầu đă được đáp ứng, chúng tôi giải tán.
Sau đó mấy ngày th́ chúng bắt hết chúng tôi – những anh em trong Ban Đại
Diện, Ban Hành Động và một số liên hệ lên xe “bít bùng” về biệt gian xà
lim khu ED Chí Hoà.
Phong trào vỏn vẹn được non 2 tháng, tổ chức chưa đâu vào đâu nhưng đă
dẩn đến đêm Phá Xiềng nhớ đời: Đêm Giáng Sinh 1978 ở trại Suối Máu!
Như Sâm